Phòng Viễn thám và GIS


I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Lịch sử thành lập

Phòng Viễn thám và hệ thông tin địa lý được thành lập năm 1997, là một phòng chuyên môn trực thuộc Phân Viện Hải dương học tại Hà Nội (nay là Viện Địa chất và Địa vật lý biển).

Trưởng phòng: TS. NCVC. Trần Anh Tuấn                                                                                       

Điện thoại:  024.3. 7910.073

Địa chỉ: Phòng 707-708, Nhà A27, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội      

2. Cán bộ hiện đang công tác

1. TS.NCVC. Trần Anh Tuấn

2. ThS. NCV. Phạm Việt Hồng

3. ThS.NCV. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

                                                                          

                                                                                                  Trưởng phòng

                                 TS. NCVC. Trần Anh Tuấn

                                                                                        Email: tuan0906@yahoo.com

3. Cán bộ lãnh đạo phòng qua các thời kỳ:

1997 - 1999: PGS. TS Nguyễn Ngọc Thạch

2000 - 2010: KSCC. Nguyễn Tứ Dần

2011 đến nay: TS. NCVC Trần Anh Tuấn

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

Phòng nghiên cứu và áp dụng công nghệ Viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) trong việc điều tra quản lý tài nguyên môi trường và tai biến thiên nhiên; tích hợp thông tin không gian, tính toán, xây dựng theo mô hình các bài toán về quy hoạch tổng hợp lãnh thổ, phát triển kinh tế biển, đảo. Đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực viễn thám và GIS.

III. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong điều tra, quản lý, sử dụng hợp hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu và cảnh báo các loại hình tai biến tự nhiên, quy hoạch tổng hợp lãnh thổ, quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo.

- Ứng dụng công nghệ viễn thám để kiểm soát, theo dõi biến động môi trường và các dạng tài nguyên thiên nhiên.

- Ứng dụng công nghệ GIS trong việc tích hợp thông tin không gian, xây dựng, tính toán theo mô hình các bài toán về quy hoạch tổng thể, các thông số về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và tai biến thiên nhiên.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở các vùng lãnh thổ, lãnh hải.

- Phát triển các phần mềm về viễn thám và GIS.

- Đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực viễn thám và GIS

IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT

1. Các đề tài, dự án đã chủ trì:

-Đề tài: “Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu xu thế biến động điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học định hướng phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng biển, đảo Tây Nam Việt Nam”.

- Đề tài: “Ứng dụng viễn thám và GIS để theo dõi nguy cơ phát sinh bệnh sốt rét phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng”. Đề tài độc lập trẻ cấp Viện HL KH&CN Việt Nam (2013-2014).

- Đề tài: “Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS, GPS nghiên cứu tai biến trượt lở đất khu vực hồ thủy điện Sơn La khi công trình thủy điện đưa vào khai thác, đề xuất các giải pháp khắc phục”. Đề tài cấp Viện HL KH&CN Việt Nam (2010 -2011).

- Đề tài: “Nghiên cứu, cảnh báo tai biến trượt lở đất trên sườn và sườn bờ ngầm bằng các công nghệ 3S ở hồ Bản vẽ (Nghệ An) khi hồ này đi vào hoạt động, Đề xuất các giải pháp làm giảm nhẹ thiên tai”. Đề tài cấp Viện HL KH&CN Việt Nam (2010 -2011).

- Đề tài: “Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian và GIS, theo dõi biến động lớp phủ trên lưu vực sông Đà để góp phần giám sát bồi tích hồ Hoà Bình” Đề tài cấp Viện Viện HL KH&CN Việt Nam (2006 -2007).

- Đề tài: “Ứng dụng ảnh SeaWiFS trong nghiên cứu các tham số môi trường biển liên quan đến nuôi trồng và đánh bắt hải sản vùng vịnh Bắc Bộ”. Đề tài cấp Viện Viện HL KH&CN Việt Nam (2005 -2006).

- Đề tài: “Áp dụng viễn thám và Hệ thông tin địa lý để đánh giá môi trường địa chất dải ven biển phục vụ cho việc quản lý tài nguyên môi trường dải ven biển”. Đề tài hợp tác với Trung tâm Viễn thám Malaysia (2004-2006).

- Đề tài: “Phân tích tai biến trượt lở đất bằng công nghệ GIS và viễn thám”. Đề tài do CCOP tài trợ (2003-2005).

- Đề tài: “Ứng dụng tổ hợp ba phương pháp: Viễn thám, hệ thông tin địa lý và hệ thống định vị toàn cầu để nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ngập lụt vùng Quảng Trị”. Đề tài cấp Viện Viện HL KH&CN Việt Nam (2002-2003).

2. Các công trình công bố:

*) Tạp chí quốc tế:

- Hoa, P.V., Giang, N.V., Binh, N.A., Hieu, N.M., Trang, N.T.Q., Toan, L.Q., Long, V.H., Ai, T.T.H., Hong, P.V., Hai, L.V.H., Tuan, N.Q., and Hauser, L.T., 2017. Mangrove Species Discrimination in Southern Vietnam Based on in-situ Measured Hyperspectral Reflectance. International Journal of Geoinformatics, N0 3, Vol.13, 25.

- Dieu Tien Bui, Tran Anh Tuan, Nhat-Duc Hoang, Nguyen Quoc Thanh, Duy Ba Nguyen, Ngo Van Liem,  Biswajeet Pradhan, 2016. Spatial Prediction of Rainfall-induced Landslides for the Lao Cai area (Vietnam) Using a Novel hybrid Intelligent Approach of Least-Squares Support Vector Machines Inference Model and Artificial Bee Colony Optimization. Landslides. DOI 10.1007/s10346-016-0711-9. © Springer-Verlag Berlin Heidelberg.

- Dieu Tien Bui, Tran Anh Tuan, Harald Klempe, Biswajeet Pradhan, Inge Revhaug, 2015. Spatial prediction models for landslide hazards: A comparative assessment of the efficacy of Support Vector Machines, Artificial Neural Networks, Kernel Logistic Regression, and Logistic Model Tree. Landslides. DOI 10.1007/s10346-015-0557-6. © Springer-Verlag Berlin Heidelberg.

- Saro Lee and Nguyen Tu Dan, 2005. Probabilistic landslide  susceptibility mapping in the Lai Chau province of Vietnam: focus on the relationship between tectonic fractures and landslides. Environmental Geology. International journal of Geosciences, Volume 48, number 6, DOI 10.1007/s00254-005-0019-x. Springer.  778-787.

*) Tạp chí quốc gia:           

- Trần Thị Tâm, Trần Anh Tuấn, Lê Đình Nam, Nguyễn Thùy Linh, Đỗ Ngọc Thực, 2018. Nghiên cứu thành lập bản đồ trường nhiệt mặt biển vùng biển Tây Nam Việt Nam bằng dữ liệu viễn thám và GIS. Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ. Số 35 - 3/2018. Trang 50-58.

- Nguyễn Ngọc Tiến, Đỗ Huy Cường, Đinh Văn Ưu, Nguyễn Thọ Sáo, Trần Anh Tuấn, Lê Đình Nam, Vũ Hải Đăng, Đỗ Ngọc Thực, 2017. Phân tích biến động đường bờ khu vực bờ biển cửa sông Hậu bằng tư liệu viễn thám. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 4(T.17)/2017. Trang 386-392.

- Nguyễn Thế Tiệp, Ngô Quang Toàn, Nguyễn Biểu, Nguyễn Tứ Dần, Trần Anh Tuấn, Đoàn Thị Mai Khanh, 2016. Lịch sử phát triển địa hình thềm lục địa và dải ven biển khu vực từ Đà Nẵng đến Phan Thiết. Tạp chí Khoa học và Công Nghệ Việt Nam. Tập 8, số 9. Tr. 24-31.

- Nguyễn Vũ Giang, Nguyễn Quỳnh Trang, Lê Quang Toan, Vũ Hữu Long, Tống Thị Huyền Ái, Nguyễn An Bình, Nguyễn Minh Hiếu, Phạm Việt Hòa, Leon Hauser, Phạm Việt Hồng, Lê Vũ Hồng Hải, 2016. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu phổ phản xạ rừng ngập mặn phục vụ quản lý và giám sát tài nguyên rừng. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 24 (254), trang 34-36.

- Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thế Tiệp, 2015. Nghiên cứu đặc điểm địa mạo, trầm tích và mối liên hệ giữa chúng để xác định dấu vết các đường bờ cổ khu vực thềm lục địa Đà Nẵng - Phan Thiết. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 1(T.15)/2015. Trang 25-34.     

- Trần Anh Tuấn, 2014. Đánh giá mức độ thuận lợi điều kiện tự nhiên và tài nguyên cho định hướng phát triển du lịch và bảo tồn các thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 4A(T.14)/2014. Trang 118-129.      

- Trần Anh Tuấn, 2014. Nghiên cứu phân loại cảnh quan các khu vực biển đảo xa bờ Việt Nam, áp dụng cho quần đảo Trường Sa. Tạp chí Các khoa học về Trái đất.  3CĐ(T.36)/2014. Trang 355-364.

- Trần Anh Tuấn, 2014. Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan các đảo nổi san hô quần đảo Trường Sa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 3(T.14)/2014. Trang 238-245.

- Phùng Văn Phách, Nguyễn Như Trung, Phí Trường Thành, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Quang Minh, 2014. Một số đặc trưng địa chất - địa hình khu vực đới chuyển tiếp giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương (COT) Biển Đông. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 4A(T.14)/2014. Trang 1-15.

- Phí Trường Thành, Phùng Văn Phách, Phạm Việt Hồng, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, 2014. Đặc điểm địa mạo và đứt gãy kiến tạo đới hút chìm Manila. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 4A(T.14)/2014. Trang 35 - 46.

- Trần Anh Tuấn, 2013. Cơ sở khoa học và phương pháp luận đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ định hướng phát triển các vùng biển, đảo xa bờ, áp dụng cho quần đảo Trường Sa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 4(T.13)/2013. Trang 324-334.

- Trần Anh Tuấn, Nguyễn Văn Lương, Nguyễn Tứ Dần, 2013. Đánh giá độ nhạy cảm tai biến trượt - lở đất khu vực hồ thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An bằng phương  pháp tỷ số khả dĩ (likelihood ratio). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 3A(T.13)/2013. Trang 203-210.

- Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tứ Dần, 2012. Nghiên cứu nhạy cảm và phân vùng nguy cơ trượt - lở đất khu vực hồ thủy điện Sơn La  theo phương pháp phân tích cấp bậc Saaty. Tạp chí Các khoa học về Trái đất.  3(T.34)/2012. Trang 223-232.

- Trần Anh Tuấn, 2012. Những ứng dụng kỹ thuật xác định chân dốc lục địa theo Điều 76, Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 4(T.12)/2012. Trang 98-104.

- Trần Anh Tuấn, Lê Đình Nam, Phạm Hồng Cường và nnk, 2012. Nghiên cứu thành lập bản đồ địa hình đáy biển khu vực quần đảo Trường Sa và Tư Chính - Vũng Mây tỷ lệ 1:250.000. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 4A(T.12)/2012. Trang 144-151.

- Phạm Việt Hồng, Trần Việt Cương, Nguyễn Minh Khang, Phạm Văn Tuân, Hoàng Trung Tuyến, 2010. Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS để đánh giá tác động môi trường lưu vực sông Cầu – khu vực 6 tỉnh phía Bắc. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 17 (103), trang 49.

- Phạm Việt Hồng, Phạm Việt Hòa, 2009. Sử dụng ảnh vệ tinh đa thời gian theo dõi biến động rừng ngập mặn phục vụ bảo vệ môi trường. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 17 (103), trang 49.

- Nguyễn Tứ Dần, Trần Anh Tuấn, Saro Lee, 2008. Ứng dụng công nghệ GIS để thành lập Bản đồ nhạy cảm trượt lở đất các tỉnh biên giới Tây Bắc Việt Nam. Tạp chí Các khoa học về Trái đất.  1(T.30)/2008. Hà Nội. Trang 12-20.

- Nguyễn Tứ Dần, Nguyễn Thế Tiệp, Trần Anh Tuấn, Trịnh Hoài Thu, Nguyễn Huy Yết, 2006. Địa mạo các thành tạo san hô vùng quần đảo Trường Sa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. Phụ trương 2(T.6)/2006. Trang 92-101.

*) Hội nghị quốc tế:

- Tran Anh Tuan, Pham Viet Hong, Le Dinh Nam, Tran Thi Tam, Vu Le Phuong, Nguyen Thi Anh Nguyet, 2018. Classification of land cover in coastal zone and islands of the Southwest region of Vietnam using Landsat 8 imagery.    Proceedings of the International Conference on GeoInformatics for Spatial-Infrastructure Development in Earth & Allied Sciences (GIS-IDEAS, 2018).

- Pham Viet Hong, Tran Anh Tuan, Nguyen Thi Anh Nguyet, 2017. Classification of cross-flowed forests in national park of Ca Mau Cape with VNREDSat-1 satellite. Geo-spatial Technologies and Earth Resources (GTER 2017). 47-52.

- Tran Anh Tuan, Le Dinh Nam, Vu Le Phuong, Nguyen Thi Anh Nguyet, Pham Viet Hong, Nguyen Thuy Linh, Dieu Tien Bui, 2016. Shoreline Change Detection in The Southwest Region of Vietnam From 1999 to 2016 Using GIS and Remote Sensing Data. Proceedings of the ESASGD 2016. Session: Environmental issues in Mining and Natural resources development (EMNR). Transport Publishing House. Page 137-144.

- TruongThanh Phi, VietHa Nguyen, HongCuong Pham, VanPhach Phung, AnhTuan Tran, VietHong Pham, AnhNguyet Nguyen, ThuyLinh Nguyen, BichNgoc NguyenThe, 2016. Analytical Results of Maximum Ancient Sea-level on Limestone Blocks in Halong Bay, Quangninh, Vietnam and It's Shoreline in Red River Delta.  Proceedings of the ESASGD 2016. Session: Geoinformatics for Natural Resources,Hazards and Sustainability (GIS IDEAS). Transport Publishing House. Page 137-144.

- Pham Viet Hong, 2016. Combining GIS and Analytical Hierachy Process (AHP) for the prevention and risk warning of malaria outbreak in Gia Lai areas. Proceedings of the ESASGD 2016. Session: Environmental issues in Mining and Natural resources development (EMNR). Transport Publishing House. Page 116-121.

- Nguyen Thu Thuy, Nguyen Quoc Phi, Tran Anh Tuan, Nguyen Thi Anh Nguyet, 2016. Soil loss assessment in Muong La, Son La using Universal Soil Loss Equation (USLE) and geographical information system (GIS).  Proceedings of the ESASGD 2016. Session: Environmental issues in Mining and Natural resources development (EMNR). Transport Publishing House. Page 355-363.

- Tran Tuan Dung, Tran Anh Tuan, 2015. Contribution of Satellite Altimetry to Understanding Geological Structure in the East Vietnam Sea.    The Proceedings of the 7th VAST-AIST workshop “Research Collaboration: Review and Perspective”. Publishing House For Science and Technology, Ha Noi , Page 389-396.

- Pham Viet Hong, Pham Viet Hoa, Pham Xuan Canh, 2014. Application of remote sensing and GIS for prevention-risk warning of malaria in Gia Lai areas. The 35th Asian Conference on remote sensing 2014.

*) Hội nghị quốc gia:

- Trần Anh Tuấn, Trần Thị Tâm, Phạm Việt Hồng, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Lê Đình Nam, Nguyễn Thùy Linh, 2018. Nghiên cứu biến động rừng ngập mặn khu vực dải ven biển Tây Nam Việt Nam sử dụng dữ liệu viễn thám và GIS. Kỷ yếu hội nghị toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững (ERSD 2018).

- Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tứ Dần, Inge Revhaug, Bùi Tiến Diệu, 2015. Phương pháp mới về biến đổi Wavelet kết hợp với phép phân loại dựa trên hệ mờ dạng luật và tập hợp Bagging áp dụng trong dự báo không gian trượt lở đất nông. Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc. NXB Xây dựng, Hà Nội. Trang 156-160.       

- Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trần Anh Tuấn, Phạm Việt Hồng, Phí Trường Thành, 2015. Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám nghiên cứu một số tai biến địa chất ven bờ khu vực quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang. Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc. NXB Xây dựng, Hà Nội. Trang 193-197.

- Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tứ Dần, 2013. Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu một số tai biến ngoại sinh trên sườn dốc các khu vực miền núi Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc. NXB Đại học Nông nghiệp. Trang 86-94.

- Trần Anh Tuấn, Phùng Văn Phách, 2013. Viện dẫn chứng cứ về địa mạo hỗ trợ xác định ranh giới vỏ lục địa - đại dương trên Biển Đông Việt Nam.           Kỷ yếu Hội nghị địa chất biển toàn quốc lần thứ 2. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Trang 198-206.

Phạm Việt Hồng, Phạm Xuân Cảnh, 2013. Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để cảnh báo nguy cơ phòng chống bệnh sốt rét ở khu vực ven biển Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị khoa học Địa chất Biển toàn quốc lần thứ hai, số 89, trang 1063.

*) Sách chuyên khảo:

- Trần Anh Tuấn, Ủy viên Hội đồng biên tập và đồng tác giả, 2016. Atlas thiên tai Việt Nam phần đất liền. Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

- Phùng Văn Phách (chủ biên), Nguyễn Như Trung, Trần Tuấn Dũng, Nguyễn Hoàng, Trần Anh Tuấn, Trịnh Xuân Cường, Hoàng Văn Long, Lê Chi Mai, Nguyễn Trung Thành, Lê Đình Nam và nnk, 2016. Cấu trúc địa chất và tiến hóa Biển Đông trong Kainozoi. Sách chuyên khảo. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 300 trang.

- Nguyễn Trọng Yêm (chủ biên), Nguyễn Quốc Thành, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Trần Cầu, Ngô Thị Phượng, Vy Thị Hồng Liên, Nguyễn Văn Luân, Nguyễn Trọng Tài, Nguyễn Việt Tiến, Trần Anh Tuấn, 2015. Tài liệu hướng dẫn về phương pháp luận và phương pháp xây dựng bản đồ tai biến tự nhiên lãnh thổ Việt Nam. Sách chuyên khảo. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 100 trang.

- Phùng Văn Phách (Chủ biên), Nguyễn Như Trung, Nguyễn Tiến Hải, Phí Trường Thành, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Trung Thành, Lê Đình Nam, Lê Đức Anh, Nguyễn Quang Minh, Hoàng Văn Long, 2014. Cấu trúc kiến tạo và địa mạo khu vực quần đảo Trường Sa và Tư Chính-Vũng Mây. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 246 trang.

- Nguyễn Thế Tiệp (Chủ biên), Nguyễn Biểu, Nguyễn Văn Lương, Lê Đình Nam, Trần Xuân Lợi, Trần Thị Hoàng Yến, Trần Anh Tuấn, 2012. Các loại hình tai biến vùng Quần đảo Trường Sa. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội,  242 trang.

V. HỢP TÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

- Hợp tác với Viện Địa chất và Khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM) trong ứng dụng Viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến địa chất.

- Hợp tác với Trung tâm Viễn thám Malaysia trong ứng dụng Viễn thám và GIS nghiên cứu môi trường địa chất dải ven biển.

- Hợp tác với Ủy ban biên giới Quốc gia - Bộ ngoại giao trong nghiên cứu và xây dựng Hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam đệ trình Liên Hợp Quốc.

- Hợp tác với Phòng Phát triển Công nghệ và Kỹ thuật môi trường thuộc Viện Địa chất - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và thành lập bộ bản đồ tai biến trượt lở đất lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ Lào.

VI. ĐÀO TẠO

Hướng dẫn các sinh viên đại học và sau đại học thực tập tốt nghiệp và thực hiện luận văn, luận án về các chuyên ngành: bản đồ - viễn thám và hệ thông tin địa lý, quản lý tài nguyên và môi trường, tai biến thiên nhiên.

VII. KẾT QUẢ THI ĐUA KHEN THƯỞNG

*) Tập thể:

- Giấy khen của Chủ tịch Công đoàn Viện HL KH&CN Việt Nam: Tổ công đoàn đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2016.

- Giấy khen của Viện trưởng Viện Địa chất và Địa vật lý biển: Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc (5 năm liền 2013-2017).

*) Cá nhân:

- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ: KSCC. Nguyễn Tứ Dần là đồng tác giả của Công trình khoa học Atlas quốc gia Việt Nam- Cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước xuất bản, năm 1996.

- Chủ tịch Viện HL KH&CN Việt Nam tặng Kỷ niệm chương: Trần Anh Tuấn đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Viện HL KH&CN Việt Nam, năm 2017.

- Viện trưởng Viện địa chất và Địa vật lý biển tặng giấy khen: Trần Anh Tuấn đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, năm 2015 và 2016.  

VIII. HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

                             

                                                               Tập thể cán bộ phòng Viễn thám - GIS (ảnh chụp năm 2013)

 

                               

                                 Khảo sát môi trường biển Tây Nam (2017)               Khảo sát rừng ngập mặn Cà Mau (2017)

 

                               

                                     Khảo sát trượt lở đất Tây Bắc (2006)                             Khảo sát đảo Song Tử Tây, 2005

 

 

THÔNG TIN - THƯ VIỆN

    Thư điện tử
    Thư Viện điện tử

ĐĂNG NHẬP

Tài khoản
Mật khẩu

THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP

     Số lượt truy cập: 987995
     Số người đang truy cập: 7

BẢN ĐỒ CHỈ DẪN


LIÊN KẾT

Chương trình khoa học công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020
QUẢNG CÁO
Máy nghiền mẫu dạng bi SpectroMill-Chemplex
Máy ép- nén mẫu SPECTROPRESS-XRF Briquetting Systems
Máy phân tích thành phần khoáng vật bằng tia X

VIỆN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA VẬT LÝ BIỂN
----------------------------------------------------------------
Địa chỉ:   Nhà A27, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (+84)(24) 3791.0821      Fax:(+84)(24)3756.1647      Email: imggad@gmail.com      Website:http://imgg.vast.vn