Phòng Hải dương học và Vật lý khí quyển


I. Giới thiệu chung

1. Lịch sử hình thành

Phòng Hải dương học và Vật lý khí quyển được hình thành trên cơ sở sáp nhập hai phòng chuyên môn: Phòng Vật lý khí quyển & Động lực biển và phòng Quan trắc theo quyết định số 11/ QĐ-ĐCĐVLB ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển.

Từ khi thành lập đến nay, Phòng Hải dương học và Vật lý khí quyển đã trải qua 20 năm nghiên cứu trong lĩnh vực Hải dương học và Vật lý khí quyển. Trong lịch sử của mình, Phòng đã có một số lần thay đổi tên và cơ quan trực thuộc: Năm 1993 - Phòng Vật lý khí quyển thuộc Phân viện Hải dương học tại Hà Nội; Năm 2005 - Phòng Vật lý khí quyển & Động lực biển thuộc Viện Địa chất và Địa vật lý Biển; Năm 2008 - Phòng Quan trắc được thành lập thuộc Viện Địa chất và Địa vật lý Biển; Năm 2013 - Phòng Hải dương học và Vật lý khí quyển được hình thành trên cơ sở sáp nhập hai phòng chuyên môn: Phòng Vật lý khí quyển & Động lực biển và phòng Quan trắc.

Trưởng phòng: ThS.NCVC Vũ Hải Đăng

Điện thoại: 0906261248

Địa chỉ: Phòng 706 và 408, Nhà A27, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

2. Danh sách cán bộ đang công tác

  1. ThS.NCVC Vũ Hải Đăng

  2.ThS. Đỗ Ngọc Thực

 

Trưởng phòng

ThS.NCVC. Vũ Hải Đăng

Email: vuhaidang@hotmail.com

 

3. Cán bộ qua các thời kỳ

- KS. Đào Trọng Hiển – Nguyên Trưởng Phòng Vật lý khí quyển

- TS. Nguyễn Kim Cát – Nguyên Trưởng Phòng Vật lý khí quyển

- TS. Nguyễn Xuân Huy - Nguyên Trưởng Phòng Vật lý khí quyển

- TS. Dư Văn Toán – Nguyên Phó trưởng phòng Vật lý khí quyển và Động lực biển

- KS. Nguyễn Hữu Cường – Nguyên Phụ trách Phòng Vật lý khí quyển và Động lực biển

- TS. Nguyễn Hồng Lân - Nguyên Trưởng Phòng Quan Trắc

- ThS. Phạm Tuấn Huy – Nguyên Phụ trách Phòng Quan Trắc

II. Chức năng, nhiệm vụ:

- Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ về các vấn đề Hải dương học và Vật lý khí quyển.

- Nghiên cứu vật lý hải dương và vật lý khí quyển phục vụ xây dựng công trình, bảo vệ môi trường, dự báo và phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

III. Các hướng nghiên cứu chính:

- Nghiên cứu cơ bản về quy luật biến đổi của các quá trình vật lý hải dương, các đặc trưng vật lý và môi trường nước biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng;

- Nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ về các quá trình tương tác biển – lục địa phục vụ cho công tác quy hoạch, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, và xây dựng công trình biển;

- Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển các mô hình số về hải dương học vật lý;

- Nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ về các quá trình tương tác biển – khí quyển, biến đổi khí hậu.

IV.    Một số kết quả nổi bật:

1. Các đề tài dự án

- Tham gia thực hiện đề tài cấp nhà nước: Các đặc trưng địa vật lý và vật lý khí quyển vùng quần đảo Trường Sa liên quan đến hoạt động tìm kiếm khoáng sản, xây dựng công trình thông tin liên lạc, hàng hải và dự báo thiên tai (1993-1997).

- Tham gia thực hiện đề tài cấp bộ: “Đặc điểm môi trường ven biển Nam Trung Bộ” phần “Đặc điểm môi trường khí hậu ven biển Nam Trung Bộ” (1997-1998).

- Tham gia thực hiện đề tài cấp nhà nước: Điều tra các đặc trưng địa vật lý - vật lý khí quyển vùng quần đảo Trường Sa (1998-2000).

- Tham gia thực hiện đề tài cấp nhà nước: Khảo sát tổng hợp khí tượng, thuỷ văn, địa chất và địa vật lý vùng Tây Nam quần đảo Trường Sa (2002-2004).

- Chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ: Năng lượng thuỷ triều biển Đông và các vùng ven biển Việt Nam (2003-2005).

- Tham gia thực hiện đề tài cấp nhà nước: Xây dựng tập bản đồ các điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (2005-2007).

- Chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ: Nghiên cứu cơ chế, qui luật trao đổi nhiệt vùng thềm lục địa Việt nam và đánh giá các tác động KTXHMT (2006-2008).

- Tham gia thực hiện đề tài cấp nhà nước: Quá trình biến đổi khí hậu và điều kiện lắng đọng trầm tích khu vực Trung Bộ liên quan đến hoạt động gió mùa và thay đổi khí hậu toàn cầu trong Pleistocene-Halocene (Tiểu dự án số 3) (2009-2011).

- Chủ trì thực hiện đề tài cấp VHLKH&CNVN: Nghiên cứu đặc điểm thủy - thạch động lực làm cơ sở khoa học cho bảo vệ hệ sinh thái vùng biển Cô Tô - Vĩnh Thực (2012-2013).

- Tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc Quỹ phát triển KH và CN Quốc gia (NAFOSTED): Nghiên cứu tác động của sóng tàu đến xói lở bờ và đề xuất giải pháp tự nhiên giảm thiểu tác động (2013-2014).

- Tham gia thực hiện đề tài cấp bộ (Bộ TN&MT): Nghiên cứu lựa chọn mô hình dự báo nước dâng do bão vào dự báo nghiệp vụ tại Việt Nam (2014-2016).

- Tham gia thực hiện đề tài Điều tra cơ bản cấp Viện Hàn lâm KHCNVN: Điều tra, đánh giá đặc điểm biến động châu thổ ngầm cửa sông Đáy và các tác động của chúng đến quá trình xói lở, bồi tụ đới bờ trong khu vực (2016-2017).

- Tham gia thực hiện đề tài cấp VHLKH&CNVN: Nghiên cứu đánh giá một số tai biến thiên nhiên điển hình (lụt karst, trượt lở đất, xói lở bờ sông) ở lưu vực sông Gianh, đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và khai thác hợp lý lãnh thổ (2017-2018).

- Tham gia thực hiện đề tài cấp nhà nước: Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu xu thế biến động điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học định hướng phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng biển, đảo Tây Nam Việt Nam (2017-2019).

- Tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc Quỹ phát triển KH và CN Quốc gia (NAFOSTED): Nghiên cứu cơ chế nước biển dâng sau bão tại ven biển Bắc Bộ bằng mô hình số trị tích hợp và đề xuất cải tiến công nghệ dự báo trong bối cảnh biến đổi khí hậu (2017-2019).

2. Các công trình công bố:

- Daisuke Takahashi, Akihiko Morimoto, Tetsuya Nakamura, Takuji Hosaka, Yoshihisa Mino, Vu Hai Dang, Toshiro Saino, 2012. Progress in Oceanography,105, p47–60.

- Vũ Hải Đăng, Nguyễn Bá Thủy, 2012. Nghiên cứu khả năng ngăn cản sóng của rừng phòng hộ ven bờ bằng mô hình số trị. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 4A (T.12), 2012, 189-197.

- Nguyễn Hồng Lân, Vũ Hải Đăng, 2012. Tính toán các đặc trưng dòng chảy bề mặt tại Biển Đông theo số liệu độ cao từ radar vệ tinh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 4A (T.12), 2012, 179-188.

- Đỗ Đình Chiến, Nguyễn Bá Thủy, Nguyễn Thọ Sáo, Vũ Hải Đăng, Nguyễn Thanh Trang, 2013. Nghiên cứu nguy cơ mực nước dâng dị thường trong cảng biển bằng mô hình số trị. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Số 29, 1S, 27-34.

- Nguyễn Bá Thủy, Đỗ Đình Chiến, Vũ Hải Đăng, 2013. Nghiên cứu cơ chế sóng lan truyền qua rừng phòng hộ với các đặc trưng phân bố cây khác nhau. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Số 29, 1S,160-167.

- Nguyễn Bá Thủy, Vũ Hải Đăng, Nguyễn Xuân Hiển, 2013. Nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc trưng thực vật tới sự suy giảm sóng tàu. Tạp chí Khí tượng thủy văn, Số 632, 40-45.

- Vũ Hải Đăng, Nguyễn Bá Thủy, Nguyễn Xuân Hiển, 2013. Nghiên cứu ảnh hưởng của kè sông tới suy giảm sóng tầu. Tuyển tập báo cáo khoa học - Hội nghị khoa học địa chất biển lần thứ II, tháng 10 - 2013, trang 374-282.

- Vũ Hải Đăng, Nguyễn Hồng Lân, Nguyễn Ngọc Tiến, Đỗ Ngọc Thực, Nguyễn Thanh Trang, 2013. Nghiên cứu các đặc trưng thủy - thạch động lực trong mùa gió đông bắc tại vùng biển Cô Tô bằng mô hình MIKE21/3 FM COUPLE. Tạp chí Khí tượng thủy văn, Số 634, 28-33.

- Vũ Hải Đăng, Nguyễn Hồng Lân, Nguyễn Ngọc Tiến, Lê Đình Nam, Trần Hoàng Yến, Đỗ Ngọc Thực, Lư Quang Huy, Nguyễn Thanh Trang, 2014. Hoạt động của bão và trường sóng trong bão tại vùng biển Cô Tô. Tạp chí Khí tượng thủy văn, Số 637, 30-35.

- Nguyễn Hồng Lân, Vũ Hải Đăng, Phạm Hồng Cường, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đặng Thị Miền, 2014. Khả năng sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao trong nghiên cứu giám sát hiện trạng các đảo và các yếu tố hải dương học khu vực Biển Đông và lân cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 4A (T.14), 2014, 159-168.

- Đỗ Ngọc Thực, Phan Văn Trường, Vũ Hải Đăng, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Đức Núi, Nguyễn Kim Cát, Lư Quang Huy, 2015. Xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước trong trầm tích đệ tứ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, ISSN: 1859-3941, Số 50, 09-2015, 37-43.

- Pham Khanh Ngoc, Nguyen Thanh Luan, Nguyen Ba Thuy, Sooyoul Kim and Vu Hai Dang, 2016. The impact of wave on coastal inundation. The 8th Asia-Pacific Workshop on Marine Hydrodymics-APHydro2016, Hanoi, September 20-23. Marine Hydrodynamics and Science section, p.168-176.

- Tran Hong Thai, Nguyen Ba Thuy, Vu Hai Dang, Sooyoul Kim, Lars Robert Hole, 2017. Impact of the interaction of surge, wave and tide on a storm surge on the north coast of Vietnam. IUTAM Symposium on Storm Surge Modelling and Forecasting, Vol 25 (2017), p. 82–91.

- Vũ Hải Đăng, Nguyễn Bá Thủy, Đỗ Đình Chiến, Sooyoul Kim, 2017. Nghiên cứu đánh giá định lượng các thành phần nước dâng trong bão bằng mô hình số trị. Tạp chí khoa học và công nghệ biển, ISSN: 1859-3097, 2 (T.17) 2017, 132-138.

- Nguyen Ba Thuy, Sooyoul Kim, Do Dinh Chien, Vu Hai Dang, Hoang Duc Cuong, Cecilie Wettre, and Lars Robert Hole, 2017. Assessment of Storm Surge along the Coast of Central Vietnam. Journal of Coastal Research: Volume 33, Issue 3: pp. 518 – 530.

- Nguyen Ba Thuy, N.A.K. Nandasena, Vu Hai Dang, Sooyoul Kim, Nguyen Xuan Hien, Lars Robert Hole, Tran Hong Thai, 2017. Effect of river vegetation with timber piling on ship wave attenuation: Investigation by field survey and numerical modeling. Ocean Engineering 129 (2017) 37–45.

- Nguyen Ba Thuy, N. A. K. Nandasena, Vu Hai Dang, Norio Tanaka, 2018. Simplified formulae for designing coastal forest against tsunami run‑up: one‑dimensional approach. Natural Hazards (2018) 92:327–346.

 VI. Đào tạo:

- Tham gia đào tạo đại học về chuyên ngành hải dương học.

VIII. Hình ảnh hoạt động:

                          

                                                    Năm 1996                                                                         Năm 2005

                         

                                                Năm 2009                                                                             Năm 2010

                                       Khảo sát địa vật lý, khí tượng và hải văn trên vùng quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa

                        

                                            Khảo động lực trầm tích trên vùng biển Cô Tô, Quảng Ninh năm 2012

                       

                                       Khảo sát xói lở bờ sông do hoạt động của sóng tàu tại Cà Mau năm 2013

                       

                               Khảo sát trầm tích, hải văn và môi trường nước tại vùng biển Nam Định năm 2016

                       

                      Khảo sát xâm nhập mặn trên hệ thông sông Vu Gia - Thu Bồn, Đà Nẵng - Quảng Nam năm 2017

                     

                             Khảo sát động lực trầm tích, môi trường nước khu vực biển Đồ Sơn - Cát Hải năm 2018

THÔNG TIN - THƯ VIỆN

    Thư điện tử
    Thư Viện điện tử

ĐĂNG NHẬP

Tài khoản
Mật khẩu

THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP

     Số lượt truy cập: 986403
     Số người đang truy cập: 50

BẢN ĐỒ CHỈ DẪN


LIÊN KẾT

Chương trình khoa học công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020
QUẢNG CÁO
Máy nghiền mẫu dạng bi SpectroMill-Chemplex
Máy ép- nén mẫu SPECTROPRESS-XRF Briquetting Systems
Máy phân tích thành phần khoáng vật bằng tia X

VIỆN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA VẬT LÝ BIỂN
----------------------------------------------------------------
Địa chỉ:   Nhà A27, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (+84)(24) 3791.0821      Fax:(+84)(24)3756.1647      Email: imggad@gmail.com      Website:http://imgg.vast.vn