Phòng Trọng lực biển


I. Giới thiệu chung

1. Lịch sử hình thành:

        - Phòng trọng lực, tiền thân là tổ Trọng lực thuộc phòng Vật lý Địa cầu, Viện Các Khoa học về Trái đất

          Tổ trưởng: TS. Bùi Công Quế.

         Các cán bộ: TS. Cao Đình Triều, TS.Hoàng Minh Thái, TS. Nguyễn Trung Đoàn, TSKH. Phạm Lợi Vũ, KS.Hà Văn Chiến, CN.Hoàng Văn Vượng, KS.Nguyễn Đức Thành, KS.Đào Thị Hà, , KS. Nguyễn Thị Hợp, KS. Nguyễn Duy Nuôi, TNV.Nguyễn Kim Oanh).

        - Năm 1982 là phòng Trọng lực thuộc Trung tâm Vật lý Địa cầu ứng dụng.

          Trưởng phòng: TS. Bùi Công Quế.

        - Năm 1989, TS. Hoàng Minh Thái là Phó trưởng phòng Trọng lực.

        - Từ năm 1990 đến năm 1995, KS. Hà Văn Chiến là Phó trưởng phòng trọng lực biển, thuộc phân viện Hải dương học Hà Nội.

        - Từ năm 1995 đến 2016, TS. Hoàng Văn Vượng là Trưởng phòng

        - Từ năm 2016 đến nay.  

          Trưởng phòng: TS. NCVC. Nguyễn Kim Dũng

          Điện thoại: (84) (94) 255 0578

          Địa chỉ: Phòng 502-504, Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Nhà A27, VAST.

2. Danh sách cán bộ đang công tác:

          1). TS.NCVC. Hoàng Văn Vượng

          2). TS.NCVC. Trần Văn Khá

          3). TS. NCV. Nguyễn Kim Dũng

          4). KS.NCV. Đào Thị Hà

      

Trưởng phòng

TS. NCVC. Nguyễn Kim Dũng

Email: kimdunggeo@yahoo.com

 

                          

Các cán bộ phòng trọng lực

 

3. Cán bộ qua các thời kỳ

        - Từ năm 1990 đến 1995, KS. Hà Văn Chiến là Phó trưởng phòng trọng lực biển, thuộc phân viện Hải dương học Hà Nội.

        - Từ năm 1995 đến 2016, TS. Hoàng Văn Vượng là Trưởng phòng

        - Từ năm 2016 đến 2020, ThS. Nguyễn Kim Dũng là Phó trưởng phòng.     

        - Từ 2020 đến nay, TS. Nguyễn Kim Dũng là Trưởng phòng

II.  Chức năng, nhiệm vụ:

        - Nghiên cứu đặc điểm trường hấp dẫn của Trái đất.

        - Nghiên cứu và xây dựng bản đồ dị thường trọng lực ở các tỷ lệ.

        - Nghiên cứu và xây dựng các bản đồ cấu trúc địa chất theo tài liệu trọng lực.     

        - Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp, hệ phương pháp phân tích và xử lý   tài liệu trọng lực.

        - Nghiên cứu các thuật toán và các phần mềm phân tích, xử lý tài liệu trọng lực.

        - Hướng dẫn Nghiên cứu sinh, thạc sĩ, sinh viên ngành Vật lý địa cầu.

III.  Các hướng nghiên cứu chính:

        - Nghiên cứu trường hấp dẫn của Trái đất.

        - Nghiên cứu và thành lập các bản đồ dị thường trọng lực Fai và Bougher ở các tỷ lệ khác nhau.

        - Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp xử lý, phân tích trường thế để nghiên cứu cấu trúc địa chất, phục vụ cho công tác khoanh vùng, tìm kiếm khoáng sản, tiềm năng dầu khí,......

        - Nghiên cứu và ứng dụng các thuật toán, phần mềm phân tích, xử lý và minh giải tài liệu địa vật lý.

        - Nghiên cứu và xác định cấu trúc của lớp vỏ Trái đất, các ranh giới cơ bản trong vỏ Trái đất, phục vụ công tác phân vùng kiến tạo, xác định ranh giới lục địa-đại dương, các ranh giới cơ bản để phân định chủ quyền quốc gia trên Biển Đông, đặc biệt là ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam, tìm kiếm khoáng sản, xây dựng các công trình biển.

        - Nghiên cứu quy luật phân bố mật độ của đất đá trong vỏ Trái đất, các ranh giới mật độ theo tài liệu trọng lực.

- Ngoài các nghiên cứu về trường hấp dẫn, hiện tại phòng trọng lực cũng nghiên cứu và ứng dụng phương pháp GPR (Georadar) để nghiên cứu cấu trúc địa chất tầng nông nhằm phát hiện hang caxter, tìm kiếm công trình ngầm, phân vùng nhiễm mặn đất dải ven biển, sạt lở bờ kè sông, biển,...

        - Tham gia khảo sát địa chất - địa vật lý trên biển và đất liền.

IV.  Một số kết quả nổi bật:

1. Các đề tài dự án

        - Thực hiện các đề tài cấp cơ sở của viện.

        - Thực hiện nhiều đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

        + Để tài: “Nghiên cứu phát hiện quy luật phân bố trầm tích, cấu trúc và bề dày trầm tích, đặc điểm mật độ đất đá trầm tích khu vực thềm lục địa Việt Nam và kế cận theo tài liệu địa vật lý”, do TS. Hoàng Văn Vượng làm chủ nhiệm, , 2011-2012.

        + Đề tài: “Đánh giá tiềm năng dầu khí thuộc dải ven biển châu thổ Sông Hồng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất sâu bằng tổ hợp các phương pháp địa vật lý”, do TS. Hoàng Văn Vượng làm chủ nhiệm , 2015-2016.

        + Đề tài:  "Nghiên cứu các đặc trưng động lực biển và địa chất tầng nông khu vực tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng phục vụ phân tích nguyên nhân xói lở bờ biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng". do TS. Hoàng Văn Vượng làm chủ nhiệm , 2018-2020.

        + Đề tài: “Nghiên cứu xác định các đặc điểm địa chất và địa vật lý khu vực thềm lục địa Bắc trung bộ - Hoàng Sa theo tài liệu địa vật lý”, do ThS. Trần Văn Khá làm chủ nhiệm, 2016-2017.

        + Đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc đới chuyển tiếp giữa đất liền và biển bằng tích hợp tài liệu địa vật lý đo trực tiếp trên đới bờ và từ vệ tinh - Ứng dụng cho khu vực đới bờ Nam Trung Bộ”, do ThS. Nguyễn Kim Dũng làm chủ nhiệm, 2018-2019.

        - Thực hiện đề tài Hợp tác quốc tế giữa IMGG-POI

        + Đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc sâu và đặc trưng địa vật lý khu vực tích tụ hydrocarbon dải ven biển denta sông hồng (vùng trũng Hà Nội)”. do TS. Hoàng Văn Vượng làm chủ nhiệm, 2012-2013.

        - Tham gia thực hiện dự án ranh giới ngoài thềm lục địa trình Liên hiệp quốc:

+ Dự án CSL07: Minh giải tài liệu từ-trọng lực tại khu vực thềm lục địa đông nam Việt nam.

        + Dự án CSL08: Minh giải tài liệu từ-Trọng lực tại khu vực Trũng sâu Biển Đông và lân cận.

        - Ngoài ra, cán bộ phòng trọng lực đã và đang tham gia chính của nhiều dự án/đề tài, thực hiện nhiều hợp đồng chuyên môn ở trong và ngoài Viện.

2. Các công trình công bố :

        * Tạp chí quốc tế SCI, SCI-E

        [1].Hoang Van Vuong, et al.2014 “Магнитотеллурические исследования в северной части залива Бакбо (Южно-Китайское море”, Тихоокеанская геология. – Хабаровск: изд-во ИТиГ ДВО РАН .

         [2].Hoang Van Vuong, et al, 2014. “НОВЫЕ ДАННЫЕ О ГЛУБИННОМ СТРОЕНИИ СЕВЕРНОЙ ЧАСТИ ЗАЛИВА БАКБО  ЮЖНО_КИТАЙСКОГО МОРЯ (ПО РЕЗУЛЬТАТАМ МАГНИТОТЕЛЛУРИЧЕСКИХ ЗОНДИРОВАНИЙ)”. Tạp chí  ДОКЛАДЫ АКАДЕМИИ НАУК,УДК:550.837.211:550.373:551.2.03, SCI  0.318. CHLB Nga

        [3]. Hoang Van Vuong, et al. 2016,” Vertical Disturbance Systems in the Tectonosphere Geoelectrical Section in Petroliferous Domains of Sakhalin Island (Russia) and Gulf of Tonkin (Vietnam):Evidence from Magnetotelluric Sounding

”. Russian Journal of Pacific Geology, 2016, Vol. 10, No. 6, pp. 395–407. © Pleiades Publishing, Ltd., 2016.

        [4]. Tran Van Kha, Hoang Van Vuong, Do Duc Thanh, Duong Quoc Hung, Le Duc Anh,(2018). ”Improving a maximum horizontal gradient algorithm to determine geological body boundaries and fault systems based on gravity data”, Journal of Applied Geophysics, Vol 152 (2018), pp.161-166.

        * Tạp chí quốc tế có mã ISSN và hội nghị quốc tế.

        [1]. Nguyen Kim Dung, Do Duc Thanh, (2018), “Determing The Existence Depth Of Source Boundary”, American Journal of Engineering Research (AJER), Volume-7, Issue-10, pp-05-11.

            [2]. Nguyen Kim Dung, Hoang Van Vuong, (2016), “Determine the edges and depth of source in the Pre-cenozoic basement by the Euler deconvolution of the directional analytic signals”, Workshop on capacity building on geophysical technology in mineral exploration and assessment on land, sea and island. Proceedings, Publishing house for science and technology, HaNoi, pp.106-112.

        * Tạp chí trong nước.

        [1]. Trần Văn Khá, Hoàng Văn Vượng, Nguyễn Kim Dũng, Đào Thị Hà, 2009.“ Ứng dụng Radar xuyên đất nghiên cứu cấu trúc địa chất tầng nông, các phá hủy địa chất, hang carxto”. Các công trình địa chất và địa vật lý biển, tập X, tr.226-232.

        [2]. Hoàng Văn Vượng, Doãn Thế Hưng, Trần Văn Khá, Nguyễn Kim Dũng, 2011. “Nghiên cứu bề dày trầm tích thềm lục địa Nam Biển Đông theo tài liệu địa chất-địa vật lý “Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học và công nghệ biển toàn quốc lần thứ V, tr.110-118.

        [3]. Nguyễn Kim Dũng, Đào Thị Hà, Trần Văn Khá, 2011. “Phương pháp giải bài toán ngược 2D xác định độ sâu móng trầm tích bằng mô hình khối đa giác". Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý Biển, tập XII, tr188-195.

        [4]. Hoàng Văn Vượng, Trần Văn Khá, Đào Thị Hà, Nguyễn Kim Dũng, 2012.“Đặc điểm phân bố bề dày trầm tích và mật độ móng trầm tích khu vực trũng sâu Biển Đông – Quần đảo Trường Sa và kế cận“, Tạp chí khoa học và công nghệ Biển, tập 12, số 4A, tr. 17-24.

        [5]. Hoàng Văn Vượng, Nguyễn Kim Dũng, Trần Văn Khá, Đào Thị Hà, 2013.“Đặc điểm cấu trúc kiến tạo sâu khu vực Bắc vịnh bắc bộ theo tài liệu trọng lực”, Tạp chí khoa học và công nghệ Biển, tập 13, số 3A, tr. 167-173.

        [6]. Hoàng Văn Vượng, Trần Văn Khá, Đào Thị Hà, Nguyễn Kim Dũng, 2013, “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc trầm tích và mật độ trung bình đất đá trầm tích khu vực trũng sâu Biển Đông-Quần đảo Trường Sa và kế cận”. Proceedings, Hội nghị khoa học địa chất biển toàn quốc lần thứ II, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, tr.755-763.

            [7]. Hoàng Văn Vượng, Nguyễn Kim Dũng, Đào Thị Hà, Trần Văn Khá, 2013.“Xác định sự phân bố mật độ trong đá móng của bể trầm tích Nam Côn Sơn bằng phương pháp giải bài toán ngược trọng lực 3D”. Proceedings, Hội nghị khoa học địa chất biển toàn quốc lần thứ II, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, tr.776-785.

        [8]. Đỗ Đức Thanh, Nguyễn Kim Dũng, 2013, “Xác định phân bố mật độ trong đá móng theo mô hình giải bài toán ngược trọng lực 3D”, Tc các khoa học về trái đất, T.35(1),tr 47-52.

        [9]. Trần Văn Khá, Hoàng Văn Vượng, Nguyễn Kim Dũng, 2014. “Mối liên hệ giữa số hài với gradient chuẩn hóa toàn phần cực đại trong việc xác định độ sâu tới nguồn theo tài liệu trọng lực”. Tạp chí khoa học và công nghệ Biển, Tập 14,số 4A, tr.112-117.

        [10]. Hoàng Văn Vượng, Phùng Văn Phách, Nikiforov V.M., Dương Quốc Hưng, Trần Văn Khá, Lê Đức Anh, Đào Thị Hà, Nguyễn Kim Dũng, Nguyễn Văn Điệp, Mai Đức Đông, 2014. “Một số kết quả nghiên cứu cấu trúc sâu khu vực dải ven Biển Nam Định – Quảng Ninh theo tài liệu điện từ Tellur và tài liệu trọng lực”. Tạp chí khoa học và công nghệ Biển. Tập 14, số 4A, 2014, tr.47-54.

         [11]. Hoàng Văn Vượng, Trần Văn Khá, Đào Thị Hà, Nguyễn Kim Dũng, 2014. “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và mật độ trung bình đất đá trầm tích khu vực trũng sâu Biển Đông – Quần đảo Trường Sa và kế cận theo tài liệu địa vật lý”. Tạp chí các khoa học về trái đất. Số T36 (3CĐ), pp321-328, 2014.

        [12]. Nguyễn Kim Dũng, Hoàng Văn Vượng, Trần Văn Khá, 2015. “Nghiên cứu áp dụng phương pháp tensor gradient trọng lực (GGT) xác định vị trí và độ sâu đến các đứt gãy trong móng trước Kainozoi”. Báo cáo hội nghị kỷ niệm 40 năm thành lập viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam 

        [13]. Nguyễn Kim Dũng, Đỗ Đức Thanh, 2016 “Using the analytic signal method of gravity gradient tensor (GGT) to determine the location and depth of the faults in the Pre-Cenozoic basement rocks of the Red River trough”. Vietnam Journal of Earth Sciences Vol 38 (2), pp143-152.

        [14]. Nguyễn Kim Dũng, 2016 “Nghiên cứu áp dụng phương pháp mới phân vùng cấu trúc chính móng trước Kainozoi khu vực vịnh Bắc Bộ và lân cận”. Tạp chí khoa học và công nghệ biển, tập 16, số 4, tr.356-363, Nxb khoa học và công nghệ.

 

[15]. Nguyễn Kim Dũng, Đỗ Đức Thanh, Hoàng Văn Vượng, 2016. “Nghiên cứu áp dụng tổ hợp các phương pháp phân tích, xử lý hiện đại xác định cấu trúc móng trước Kainozoi theo tài liệu trọng lực”.Tạp chí địa chất, loạt A, số 361-362, 11-12/2016, tr. 103-113.   

        [16]. Trần Văn Khá, Đỗ Đức Thanh, Hoàng Văn Vượng, 2017. Cấu trúc Moho khu vực thềm lục địa Bắc Miền Trung và lân cận theo tài liệu địa vật lý. Tạp chí địa chất.

V. Hợp tác quốc tế:     

        1. Hợp tác Việt – Nga: Phòng trọng lực hợp tác với phòng Địa từ - Địa điện, Viện Hải dương học Thái Bình Dương  Il’ichev, Phân viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm Khoa học Nga (POI) để thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực.

VI. Đào tạo:

        - Hiện tại, Phòng trọng lực đã và đang hợp tác với bộ môn Vật lý địa cầu, khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà nội để tham gia hướng dẫn, đào tạo các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Vật lý Địa cầu. Ngoài ra, phòng trọng lực cũng có đầy đủ năng lực, tiêu chuẩn để có thể hợp tác với các trường Đại học, học viện, viện nghiên cứu ở trong nước để đào tạo các sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh chuyên ngành Vật lý Địa cầu.

VII. Kết quả thi đua ken thưởng:

        - Đạt danh hiệu phòng lao động tiên tiến cấp cơ sở

VIII. Một số hình ảnh hoạt động:

        - Cán bộ nghiên cứu của phòng Trọng lực biển luôn tích cực làm việc, tham gia và hợp tác vào các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học với các phòng chuyên môn thuộc Viện Địa chất và Địa vật lý biển, các cơ quan ngoài: Viện Vật lý địa cầu, viện Dầu khí, trường Đại học khoa học tự nhiên,....

        - Tham gia Hội đồng thẩm định, nghiệm thu các đề tài, đề án  của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Đại học Khoa học tự nhiên,....

 

 

                                                                                     

 

2). Tham gia thực hiện dự án ranh giới ngoài thềm lục địa trình Liên hiệp Quốc tại Malaysia của phòng trọng lực năm 2009.

                                          

3). Thực địa đo trọng lực thực hiện đề tài do cán bộ của phòng làm chủ nhiệm.

                                                        

                                                                                                                                                            

4). Tham gia thực địa thực hiện các dự án/đề tài của phòng hợp tác với các phòng chuyên môn của Viện. (đo Georadar trên đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Song Tử Tây).

      

        * Một số hình ảnh trong hoạt động đào tạo:

                                    

                                                                                 Bào vệ luận văn thạc sỹ của cán bộ trong phòng

                                    

                                                                                Bảo vệ luận án Tiến sĩ của cán bộ trong phòng

THÔNG TIN - THƯ VIỆN

    Thư điện tử
    Thư Viện điện tử

ĐĂNG NHẬP

Tài khoản
Mật khẩu

THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP

     Số lượt truy cập: 989748
     Số người đang truy cập: 1

BẢN ĐỒ CHỈ DẪN


LIÊN KẾT

Chương trình khoa học công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020
QUẢNG CÁO
Máy nghiền mẫu dạng bi SpectroMill-Chemplex
Máy ép- nén mẫu SPECTROPRESS-XRF Briquetting Systems
Máy phân tích thành phần khoáng vật bằng tia X

VIỆN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA VẬT LÝ BIỂN
----------------------------------------------------------------
Địa chỉ:   Nhà A27, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (+84)(24) 3791.0821      Fax:(+84)(24)3756.1647      Email: imggad@gmail.com      Website:http://imgg.vast.vn