Viện Địa chất và Địa vật lý biển đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học


Trong giai đoạn 2011-2015, Viện Địa chất và Địa vật lý biển đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tạo dựng một số mũi nhọn nghiên cứu, xây dựng đề xuất, mở mới nhiều đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Cụ thể, Viện triển khai nhiều đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

1. Nhiệm vụ KH-CN cấp Nhà nước:Viện đã chủ trì thực hiện 12 đề tài cấp Nhà nước với tổng kinh phí lên đến 43 tỷ đồng. Bao gồm: 02 Nhiệm vụ Nghị định thư (Hợp tác với Trung Quốc và hợp tác với Mỹ), 03 Đề tài thuộc Chương trình Trọng điểm cấp Nhà nước (KC09/11-15), 02 Đề tài  nghiên cứu cơ bản thuộc Quỹ phát triển  KH và CN Quốc gia (NAFOSTED), 01 Đề tài thuộc Chương trình KHCN Vũ Trụ và 04 Đề tài ủy quyền thực hiện tại Viện KHCNVN (1 đề tài thuộc chương trình Biển Đông-Hải đảo, 02 dự án điều tra cơ bản và 01 Đề tài thuộc Dự án sưu tập bộ mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam).

Thành tựu đề tài, nhiệm vụ đem lại:

-  Đề xuất mô hình địa động lực hình thành và tiến hóa Biển Đông trong Kainozoi: “Đuôi ngựa tách giãn”, góp phần chính xác hóa các đường ranh giới chủ quyền cơ bản trên Biển Đông;

-  Xác định qui luật phân bố cấu trúc địa chất, địa tầng và kiến tạo địa động lực trong khu vực, phục vụ công tác qui hoạch thăm dò và khai thác tài nguyên vùng biển bắc Vịnh Bắc Bộ.

-  Đưa ra mô hình dịch chuyển các khối trượt ngầm dưới biển do nguyên nhân động đất và mô hình lan truyền sóng do khối trượt ngầm dưới đáy biển gây ra và đề xuất các giải pháp cảnh báo và phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do trượt lở ngầm cho khu vực ven biển Nam Trung Bộ

-  Đăng 07 bài trên tạp chí khoa học quốc tế SCI và SCI-E và nhiều bài trong Tuyển tập Hội nghị.

-  Viết 02 sách chuyên khảo

Các đề tài đều được thực hiện đúng tiến độ, nội dung được phê duyệt và đã nghiệm thu cấp Nhà nước.

2. Đề tài KH-CN cấp Viện Hàn lâm KHCNVN:

Nhiều đề tài KHCN cấp Viện Hàn lâm KHCNVN theo các hướng ưu tiên được Viện xây dựng đề xuất và chủ trì thực hiện (chủ yếu các hướng Biển và Công trình biển (02 đề tài), Khoa học và Công nghệ biển (05 đề tài), Khoa học Trái đất (04 đề tài), Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai (03 đề tài) và 01 đề tài theo hướng Điện tử và Công nghệ vũ trụ.

Đặc biệt, các cán bộ khoa học trẻ xây dựng thành công và triển khai 03 đề tài độc lập trẻ cấp Viện Hàn lâm và tạo điều kiện cho nhiều cán bộ trẻ cùng tham gia với chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học.

Các đề tài đều thực hiện đúng tiến độ, nội dung được phê duyệt và được nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm KHCNVN.

Trong giai đoạn này, nhiệm vụ hợp tác quốc tế cấp Viện Hàn lâm được Viện chú trọng. Cụ thể, Viện đặc biệt duy trì, củng cố mối quan hệ hợp tác với đối tác LB Nga, phối hợp nghiên cứu, điều tra khảo sát, hội thảo trao đổi học thuật, dữ liệu thể hiện qua chủ trì thực hiện 05 nhiệm vụ nghiên cứu với Viện Hải dương học Thái Bình Dương II’ichev và Viện Địa chất Viễn Đông, Phân viện Viễn Đông-Viện HLKH Nga.

Phía LB Nga đã chuyển giao cho đơn vị 1 trạm đo MTZ đáy biển, phần
mềm chuyên dụng và một số phụ kiện khác và phương pháp địa hóa khí đáy biển trong nghiên cứu xác định thành phần khí và luận giải nguồn gốc hydrocarbon ở khu vực bắc Vịnh Bắc Bộ.

Năm 2012, Viện Hàn lâm KHCNVN đã phê duyệt chương trình Hỗ trợ cán bộ khoa học trẻ của Viện Hàn lâm . Chương trình này áp dụng đối với cán bộ nghiên cứu trong biên chế của Viện, ngạch nghiên cứu viên, có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được cấp trong vòng 3 năm, có tuổi đời không quá 28 (đối với cử nhân, kỹ sư, 31 (đối với thạc sĩ) và 35 (đối với tiến sĩ) tính tại thời điểm 30/11 của năm nộp hồ sơ đăng ký. Với tiêu chí này, Viện có tổng cộng 17 đề tài hỗ trợ cán bộ nghiên cứu trẻ. Chi tiết các đề tài, nhiệm vụ được thể hiện trong bảng tổng hợp đề tài, đề án, nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2010-2015.

3. Hợp đồng KHCN

Trong giai đoạn này, Viện đã triển khai ký kết và thực hiện 09 Hợp đồng thực hiện các đề tài, dự án với các sở KHCN, đơn vị khác đem lại tổng kinh phí trên 8,2 tỷ đồng.

Các công việc thực hiện:

- Đo 1500 km địa chấn nông phân giải cao tại vùng biển Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế từ 60-100 m nước theo sơ đồ dự kiến mạng lưới tuyến

- Nghiên cứu đánh giá đứt gãy hoạt động bằng phương pháp địa chấn nông phân giải cao phục vụ công tác phê duyệt địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận

- Số hóa biên tập các bản đồ cho cơ sở dữ liệu Các điều kiện tự nhiên, tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái biển

- Thực hiện đề tài nhánh: “Nghiên cứu đánh giá đứt gãy hoạt động bằng phương pháp địa chấn nông phân giải cao phục vụ công tác phê duyệt địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận”

- Nghiên cứu đặc điểm phát triển kiến tạo và xây dựng các bản đồ kiến tạo - điao động lực

- Nghiên cứu đối sánh đặc điểm tách giãn và tiến hóa - địa động lực và xây dựng mô hình tiến hóa địa động lực qua các giai đoạn kiến tạo

- Thanh quyết toán  “Báo cáo minh giải tài liệu địa chấn, từ, trọng lực trong dự án CSL-08 (PV-08) xác định bề mặt đáy trầm tích khu vực thềm lục địa Việt Nam”,

- Phối hợp đo đạc, xử lý, minh giải, thành lập bản đồ từ trường khu vực vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) phục vụ “Công trình xây dựng Trạm tiêu từ cho tàu quân sự”

- Phối hợp đo đạc xác định các mặt cắt địa chất bằng phương pháp địa chấn khu vực vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) phục vụ “Công trình xây dựng Trạm tiêu từ cho tàu quân sự”

 4. Công bố các công trình:

Việc công bố kết quả nghiên cứu Viện Địa chất và Địa vật lý biển chú ý. Lãnh đạo Viện cùng với Hội đồng khoa học và các lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tạo mọi điều kiện cho các cán bộ nghiên cứu khoa học tăng cường công tác học thuật, tiếng anh chuyên ngành nâng cao kỹ năng viết bài báo. Phối hợp nhà in Khoa học và Công nghệ, Viện Địa chất và Địa vật lý biển tham gia viết, gửi bài và xuất bản trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Tạp chí Khoa học Trái đất (2014) và một số bài trên Tuyển tập Hội nghị và cá tạp chí chuyên ngành như:

Năm 2012: 01 số Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển (số 4A-2012)

Năm 2013: Tuyển tập báo cáo khoa học HNKH Địa chất biển toàn quốc lần thứ hai, 2013

Năm 2014: 2 số: Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển (số 4A-2014) và Tạp chí các Khoa học Trái đất (số 3CĐ-2014)

Năm 2015: Hội nghị khoa học, tiểu ban KHCNB kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Do vậy, Số lượng bài báo tăng đáng kể trong những năm gần đây:

 

 

TT

Nội dung

Năm 2010

Công trình công bố 2011-2015

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng cộng

1

Số lượng bài báo quốc tế

2

0

7

8

9

7

31

 

Tạp chí thuộc danh mục SCI

2

0

2

3

1

3

9

 

Tạp chí thuộc danh mục SCI-E

0

0

1

3

0

1

5

 

Tạp chí/proceedings quốc tế

0

0

4

2

8

3

17

2

Số lượng bài báo trên các tạp chí quốc gia

28

17

38

47

52

47

201

 

 Tạp chí quốc gia do Viện KH&CNVN xuất bản (12 tạp chí)

1

16

26

10

36

6

94

 

Các tạp chí quốc gia khác

27

1

12

37

16

41

107

3

Số lượng sách chuyên khảo đã xuất bản

0

2

1

0

1

0

4

 

 

THÔNG TIN - THƯ VIỆN

    Thư điện tử
    Thư Viện điện tử

ĐĂNG NHẬP

Tài khoản
Mật khẩu

THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP

     Số lượt truy cập: 972284
     Số người đang truy cập: 14

BẢN ĐỒ CHỈ DẪN


LIÊN KẾT

Chương trình khoa học công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020
QUẢNG CÁO
Máy nghiền mẫu dạng bi SpectroMill-Chemplex
Máy ép- nén mẫu SPECTROPRESS-XRF Briquetting Systems
Máy phân tích thành phần khoáng vật bằng tia X

VIỆN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA VẬT LÝ BIỂN
----------------------------------------------------------------
Địa chỉ:   Nhà A27, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (+84)(24) 3791.0821      Fax:(+84)(24)3756.1647      Email: imggad@gmail.com      Website:http://imgg.vast.vn